Thiền vu

Thiền vu (giản thể: 单于; phồn thể: 單于, Tiếng Hán hiện đại: (bính âm): chányú, (Wade-Giles): ch'an-yü, tiếng Hán trung đại: (quảng vận) [tɑn˥˩i̯u˩] hay [ʑi̯ɛn˩˥i̯u˩], tiếng Hung Nô: sanok / tsanak,[1] tước hiệu đầy đủ: giản thể: 撑犁孤涂单于; phồn thể: 撐犁孤塗單于; bính âm: Chēnglí Gūtu Chányú, Hán Việt: Sanh lê Cô đồ Thiền vu, theo Hán thư nghĩa là thiên, tử, quảng đại chi mạo dã[2]), là tước hiệu của các lãnh đạo tối cao của dân du mục ở Trung Á trong 8 thế kỷ, bắt đầu từ thời kỳ nhà Chu (1045–256 TCN) và thay thế nó sau đó là tước hiệu "khả hãn"" được người Nhu Nhiên sử dụng vào năm 402 CN.[3] Tước hiệu này được thị tộc Luyên Đê của người Hung Nô sử dụng dưới thời nhà Tần (221-206 TCN) và nhà Hán (206 TCN–220 CN).